Nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước

  • 11/06/2019
  • 317
Cỡ chữ: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)

Đã hơn 100 năm kể từ ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, bắt đầu từ chuyến hành trình trên tàu Latouche Trevile, Bến cảng Nhà Rồng - hiện nay là một trong những di tích quan trọng của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, gắn liền với sự nghiệp và quá trình hoạt động cách mạng của một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam.

Nhà Rồng là một trong những công trình kiến trúc được thực dân Pháp xây dựng khá sớm ở Sài Gòn nhằm phục vụ mục đích khai thác thuộc địa, có tên là cảng Sài Gòn. Tòa nhà có kiểu dáng mô phỏng kiến trúc Tây Âu thế XIX nhưng trên nóc lại đắp những con rồng theo kiểu phương Đông. Vì thế người Sài Gòn gọi tòa nhà này là Nhà Rồng và bến cảng nơi đây là Bến Nhà Rồng.

Bến cảng Nhà rồng - nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (Ảnh tư liệu)

Vào thập niên đầu của thế kỉ 20, khi mới 20 tuổi, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời trường Quốc học Huế vào Nam dạy học ở Trường tư thục Dục Thanh (Phan Thiết) do một nhóm văn thân yêu nước sáng lập. Đây là nơi người thanh niên giàu nghị lực lưu lại và dạy học một thời gian ngắn trước khi vào Sài Gòn. Đến Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành càng thấy rõ, dù ở Nam kỳ thuộc địa hay Trung kỳ bảo hộ, Bắc kỳ thuộc địa - nửa bảo hộ, ở đâu nhân dân cũng bị đọa đày, khổ nhục. Điều đó càng thôi thúc Người lên đường sang các nước châu Âu, Mỹ la tinh để xem nhân dân các nước ấy làm thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường, rồi sẽ trở về “giúp đỡ đồng bào” đánh đuổi thực dân Pháp, thoát khỏi cảnh lầm than, nô lệ.

Câu chuyện về Bác Hồ ra đi từ Bến cảng Nhà Rồng đã được nhiều tư liệu lịch sử ghi lại: Năm ấy chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành mới 21 tuổi. Tại Bến Nhà Rồng vào ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã bắt đầu hành trình cứu nước. Suốt hành trình lênh đênh trên biển, Nguyễn Tất Thành xin làm phụ bếp với tên gọi mới Văn Ba. Trên con tàu  Đô đốc Latouche Trevile, Người đi qua nhiều nước chỉ với một mong muốn duy nhất là làm sao để tìm cho dân tộc mình một lối đi mới, một con đường cách mạng đúng đắn trong hoàn cảnh xã hội bế tắc, các phòng trào yêu nước liên tiếp thất bại. 

Để rồi 30 năm sau đó, Người trở về nước và trực tiếp dẫn dắt phong trào cách mạng Việt Nam làm nên những thắng lợi vang dội, chấn động địa cầu và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa  năm 1945 (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), mở ra những trang sử huy hoàng trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Hơn một thế kỷ qua đã có quá nhiều sự đổi thay nhưng Bến Nhà Rồng vẫn còn đọng lại mãi lý tưởng cách mạng của người thanh niên yêu nước, vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam. Bến Nhà Rồng hiện nay là Bảo tàng Hồ Chí Minh, trưng bày nhiều tài liệu quý. Trong số 9 phòng trưng bày, có 6 phòng trưng bày những chuyên đề cố định về tư liệu, hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Còn 3 phòng để trưng bày những chuyên đề mang tính thời sự, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị trong từng thời gian nhất định.

Bến Nhà Rồng thực sự là một điểm đến mang dấu ấn lịch sử đậm nét gắn liền với tên tuổi của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, trở thành “địa chỉ đỏ”, là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam./.

Hương Lan (Tổng hợp)

https://backan.gov.vn

Cổng TTĐT Bắc Kạn


Mới nhất

Thời gian gần đây, nhiều mô hình phát triển văn hóa đọc ở cơ sở đang góp sức phục vụ cộng đồng trên khắp mọi miền đất nước. Điều đó cho thấy văn hóa đọc đã, đang được cộng đồng chung tay góp sức xây dựng và ngày càng phát triển.

Ngày 04/4/2024, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức Lễ tổng kết và trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VI. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy tới dự, trao giải thưởng cho các tập thể và cá nhân đạt giải.

Từ ngày 22/4 đến 26/4/2024, tại Trung tâm Hội nghị Văn hóa tỉnh Điện Biên sẽ diễn ra Liên hoan Cán bộ thư viện toàn quốc tuyên truyền phát triển văn hóa đọc và giới thiệu sách Chào mừng Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Chủ đề “Điện Biên – Vang mãi bản hùng ca”.

Xem nhiều nhất

Hội thi “Tự hào Đảng quang vinh” do Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) tổ chức. Đây là một trong những hoạt động lớn nhằm kỷ niệm 90 năm Ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2020), 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 – 2019) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp, hướng tới kỷ niệm 30 năm Ngày Thành lập tỉnh BR-VT (12/08/1991 – 12/08/2021).

Về thời gian và con tàu đưa Bác Hồ ra đi tìm con đường cứu nước

Tác giả Nguyễn Đình Thống, sinh ngày 03/02/1955 tại Quảng Ninh, hiện là Giảng viên bộ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam – Khoa Lịch sử - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (Địa chỉ: Số 10 – 12, Đinh Tiên Hoàng, Quận I, TP. Hồ Chí Minh).